Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ môn bóng đá, đặc biệt là bóng đá châu Âu thì chắc hẳn không còn xa lạ đối với thuật ngữ công bằng tài chính, Paris Saint Germain và Manchester City là 2 câu lạc bộ bóng đá lớn đã từng bị UEFA phạt vì vi phạm điều luật này, vậy thì luật công bằng tài chính cụ thể là gì? Cùng Bong Dalo đi tìm hiểu ngay nhé.
1. Luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính có tên tiếng anh là Financial Fair Play (FFP) là bộ luật được cựu chủ tịch UEFA Michel Platini cùng các cộng sự đưa ra vào năm 2009. Bộ luật này được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo sự cạnh tranh minh bạch, công bằng từ các câu câu lạc bộ bóng đá châu Âu.
Bộ luật này yêu cầu tất cả các đội bóng sẽ phải công khai về tình hình tài chính câu lạc bộ, trong đó bao gồm các khoản chi tiêu hay khoản nợ. Bộ luật công bằng tài chính này cũng yêu cầu đội bóng công khai các giao dịch mua bán hay chuyển nhượng cầu thủ của mình.
Mặc dù đã được đề xuất vào năm 2009, tuy nhiên phải đến ngày 01/06/2011 thì điều luật này mới chính thức có hiệu lực. Đây chính là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt lớn của bóng đá châu Âu khi nó sẽ không cho phép các những câu lạc bộ bóng đá hiện đang gặp khó khăn về tài chính được tham dự cúp châu Âu.
2. Những CLB nào đã từng vi phạm luật công bằng tài chính?
Không chỉ có 2 đội bóng lớn là Paris Saint Germain và Manchester City mà còn rất nhiều các đội bóng khác cũng đã từng vi phạm các điều luật trong công bằng tài chính và đều không thể tránh khỏi án phạt của UEFA. Các đội bóng đó là:
2.1 Malaga
Malaga là câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha đã vi phạm các điều luật trong công bằng tài chính mùa giải 2011 – 2012, do đó đội bóng này đã bị UEFA phạt 300.000 Euro, đồng thời cấm thi đấu trong vòng 1 năm tại giải vô địch cúp châu Âu.
2.2 Manchester City
Năm 2014, Manchester City đã vi phạm luật và phải nhận án phạt từ UEFA như sau:
- Phạt tiền 48.8 triệu bảng Anh, trong đó câu lạc bộ phải nộp số tiền 16.3 triệu bảng nếu như đảm bảo được điều kiện tài chính trong khoảng thời gian tới. Số tiền 32.5 triệu bảng còn lại sẽ là án treo.
- Không được phép tăng quỹ lương của đội trong mùa giải tiếp theo.
- Giảm quỹ chuyển nhượng của đội bóng trong mùa giải tiếp theo, tối đa chỉ được sử dụng 48,8 triệu bảng.
- Giảm số cầu thủ đăng ký thi đấu tại Champions League từ 25 xuống 21 cầu thủ.
2.3 Paris Saint Germain
Tương tự như Manchester City, câu lạc bộ Paris Saint Germain cũng phải chịu hình phạt tương tự do vi phạm những điều luật về công bằng tài chính năm 2014, cụ thể:
- Phạt tiền 48.8 triệu bảng Anh, trong đó câu lạc bộ phải nộp số tiền 16.3 triệu bảng nếu như đảm bảo được điều kiện tài chính trong khoảng thời gian tới. Số tiền 32.5 triệu bảng còn lại sẽ là án treo.
- Không được phép tăng quỹ lương của đội trong mùa giải tiếp theo.
- Giảm quỹ chuyển nhượng của đội bóng trong mùa giải tiếp theo, tối đa chỉ được sử dụng 48,8 triệu bảng.
- Giảm số cầu thủ đăng ký thi đấu tại Champions League từ 25 xuống 21 cầu thủ.
2.4 Zenit Saint Petersburg
Zenit Saint Petersburg là một câu lạc bộ bóng đá Nga cũng đã vi phạm bộ luật này vào năm 2014 và đã bị UEFA phạt 9,8 triệu bảng Anh, đồng thời đội bóng chỉ được đăng ký tối đa 22 cầu thủ khi thi đấu tại UEFA Champions League.
2.5 Galatasaray
Sau hơn một năm bị UEFA điều tra với các số liệu rõ ràng mùa giải 2015 /2016, câu lạc bộ bóng đá thuộc Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray chính thức bị cấm thi đấu tại Champions League trong vòng 2 năm với các mùa giải 2016/17 và 2017/18.
2.6 Porto
Tháng 6/2017 Porto chính là đội bóng tiếp theo phải nhận án phát từ UEFA do những vi phạm về luật cân bằng tài chính. Cụ thể đội bóng này đã bị phạt tới 700.000 USD, đồng thời hạn chế số lượng đăng ký cầu thủ thi đấu Champions League trong vòng 4 năm từ mùa giải 2017/2018 cho đến 2020/21. Thay vì được đăng ký 25 cầu thủ thì đội bóng này chỉ được đăng ký 22 cầu thủ trong mùa giải 2018/19. Trong năm sau đó mới được tăng lên 23 cầu thủ.
2.7 AC Milan
Ngày 28/6/2019, đội bóng AC Milan đã phải nhận thông báo của UEFA về quyết định cấm thi đấu tại đấu trường Europa League bởi những vi phạm điều luật trong công bằng tài chính của đội bóng này.
3. Tại sao PSG, Chelsea lại không vi phạm luật công bằng tài chính?
PSG và Chelsea là hai đội bóng mua đã mua sắm rất nhiều trên thị trường chuyển nhượng. Tuy nhiên cả hai đội bóng này lại không hề vi phạm luật công bằng tài chính, lý do là bởi:
3.1 Chelsea
Trong kỳ chuyển nhượng mùa đông 2022, Chelsea đã chi số tiền gần 300 triệu bảng Anh để chiêu mộ hàng loạt các cầu thủ. Đây chính là một con số khổng lồ mà một đội bóng chi tiêu trong một kỳ chuyển nhượng. Tuy nhiên đội bóng lại ký kết những hợp đồng có thời hạn từ 6, 7 năm hay thậm chí là 8 năm đối với những cầu thủ chuyển nhượng như Mykhailo Mudryk, Benoit Badiashile hay Wesley Fofana.
Điều này có nghĩa là những khoản thanh toán chi phí chuyển nhượng cầu thủ của Chelsea sẽ được trải đều bằng thời hạn của các bản hợp đồng ký kết với cầu thủ. Quá trình này được gọi là khấu hao và sẽ cho phép một phần nhỏ tính vào tiền chi tiêu trong luật công bằng tài chính. Đây chính là cách mà đội bóng này đã lách luật.
Bên cạnh đó quy định phí chuyển nhượng chỉ được phép phân bố tối đa 5 năm mà UEFA đưa ra hiện chưa được áp dụng. Chính vì thế mà cách làm hiện tại của câu lạc bộ Chelsea là hoàn toàn hợp lệ.
3.2 Paris Saint Germain
PSG cũng là một trong số ít các đội bóng đã lách luật công bằng tài chính thành công. Cụ thể năm 2012, PSG đã đạt được thỏa thuận cùng một hãng du lịch tại Qatar có tên là Qatar Tourism Authority (QTA). PSG đã ký kết hợp đồng kéo dài 4 năm với hãng du lịch này và mỗi mùa họ sẽ nhận được từ 150 – 200 triệu Euro.
Đây không phải là hợp đồng tài trợ hay hợp đồng mua tên sân vận động Parc des Princes mà là một chiến dịch truyền thông để giúp quảng bá hình ảnh đẹp về Qatar nhằm thu hút khách du lịch. Hãng du lịch QTA này có mối liên hệ mật thiết với quỹ đầu tư tại Qatar mà ông chủ của PSG là Nasser Al-Khelaifi sở hữu. Như vậy thực chất số tiền 150 – 200 triệu Euro là tiền của ông chủ PSG đầu tư theo đường vòng vào đội bóng.
4. Luật cân bằng tài chính – công bằng hay bất công?
Luật cân bằng tài chính được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng cho các câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Tuy nhiên thực tế bộ luật này vẫn còn rất nhiều bất cập như:
- Không làm giảm khoảng cách giữa các đội bóng: Bộ luật này ra đời nhằm mục đích hạn chế những đội giàu có tiêu tiền, tuy nhiên nó lại làm gia tăng khoảng cách giữa những đội bóng này. Các đội bóng giàu có vẫn có được nguồn doanh thu khổng lồ và việc mua bán cầu thủ giỏi một cách ồ ạt.
- Hạn chế đội bóng nhỏ và vừa vươn lên: Những đội bóng nhỏ và vừa không thể nhận những nguồn đầu tư lớn hay mua sắm nhiều cầu thủ với điều này sẽ vi phạm luật cân bằng tài chính. Do đó mà những đội bóng này bắt buộc phải từ chối các hợp đồng tài trợ hoặc chia nhỏ thành các nguồn tiền nhằm đầu tư nhỏ giọt để tránh phạm luật.
- Án phạt không đủ sức răn đe: Hình phạt mà luật cân bằng tài chính đưa ra là chưa đủ sức răn đe. Ví dụ như Manchester City vi phạm chỉ cần nộp 48,8 triệu bảng. Tuy nhiên đây lại là con số lớn với những đội bóng nhỏ.
- Không đảm bảo sự công bằng: Những cầu thủ giỏi sẽ luôn đầu quân cho các đội bóng lớn, danh tiếng và có thành tích tốt. Rất ít khi những cầu thủ này chịu tham gia các đội bóng nhỏ và yếu.
5. UEFA công bố luật công bằng tài chính mới nhất (tài chính bền vững)
Ngày 7/4/2022 Ủy ban điều hành UEFA đã tổ chức cuộc họp tại Nyon để chỉnh sửa và thay thế bộ luật công bằng tài chính bằng bộ luật mới có tên luật tài chính bền vững. Bộ luật quy định chi tiết về các chi phí có liên quan đến hoạt động của các đội bóng, bao gồm chuyển nhượng, lương và hoa hồng cho người đại diện của cầu thủ sẽ không được vượt quá 70% trên tổng doanh thu của cả mùa giải.
Ngân sách các đội bóng sẽ được kiểm tra mỗi mùa thay cho 3 mùa như trước đây. Theo bộ luật mới, các đội bóng sẽ được phép thua lỗ 60 triệu USD trong 3 mùa giải liên tiếp, nhiều gấp hai lần so với trước đó. Ngoài ra các đội bóng được đánh giá là có tình hình tài chính tốt còn được phép thua lỗ thêm 10 triệu USD. Các đội bóng sẽ có thời gian 3 năm thích ứng với quy định mới này.
Các đội bóng vi phạm điều luật trong công bằng tài chính sẽ bị phạt tiền, giới hạn chi tiêu hay các hình thức khác như trừ điểm. Ngoài ra đội bóng còn bị buộc phải xuống hạng đối tại những giải đấu hàng đầu châu Âu, từ Champions League xuống Europa League và Europa Conference League. Với giải đấu Europa Conference League, đội bóng phạm luật sẽ bị loại khỏi giải đấu đồng thời không được thi đấu tại cấp độ bóng đá châu lục.
Qua bài viết của Bong Dalo trên đây chắc hẳn bạn đã rõ luật công bằng tài chính là gì, những câu lạc bộ nào đã từng vi phạm, luật cân bằng tài chính công bằng hay bất công và luật công bằng tài chính mới nhất. Hy vọng những kiến thức bóng đá này hữu ích giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về nền bóng đá châu Âu cũng như bóng đá thế giới hiện nay.